Kết quả tìm kiếm cho "Nhà bác học của đồng ruộng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 517
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, từ đầu giờ sáng 10/7, tất các ngôi chùa của Lào trên khắp cả nước đã đồng loạt tổ chức Lễ Khao Phansa, có nghĩa là Lễ An cư kiết hạ hay Lễ Vào mùa, khởi đầu cho 3 tháng an cư tu tập của giới tăng ni và Phật tử. Đây là một trong những nghi lễ Phật giáo quan trọng nhất trong năm, thu hút đông đảo tăng, ni và Phật tử đến tham dự, cầu nguyện và dâng cúng phẩm vật với mong muốn tích phúc, tu thân và giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Có những con người sống thầm lặng, không ồn ào, không khoa trương, nhưng chính sự chân chất, tận tụy của họ lại trở thành nguồn cảm hứng, lan tỏa điều tử tế đến cộng đồng. Ông Lê Hoài Cư (tên thường gọi Chín Cư), cựu thanh niên xung phong (ngụ ấp Vĩnh Lợi 1, xã Châu Phong, TX. Tân Châu) là một người như thế.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.
Báo Tin tức và Dân tộc (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu gắn với những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, có những người hầu như dành cả đời mình cho hoạt động an sinh xã hội, chăm lo người nghèo…
Với bản tính siêng năng, cần cù trên đồng ruộng để có hạt lúa thơm nuôi sống bao thế hệ, người nông dân An Giang còn cho thấy tố chất “nghệ sĩ” qua lời ca, tiếng hát ngọt ngào, mộc mạc từ Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ VI/2025.
Nhiều năm qua, Đảng bộ xã Phú Hữu (huyện An Phú) luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Nép mình ở vùng quê lặng lẽ, chùa An Thạnh tọa lạc ở xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân) không chỉ là điểm tựa về đời sống tinh thần của các phật tử, mà còn tích cực đồng hành với chính quyền địa phương chăm lo an sinh xã hội.
Học Lãnh Sơn là “tên giấy tờ” rất đẹp của núi Sam. Cũng nằm trong “Thất Sơn”, nhưng núi Sam khá nhỏ bé so với các ngọn núi anh em. Bù lại, từ chân núi lên đến đỉnh núi Sam dày đặc 200 ngôi chùa, miếu, am… mang đến không gian tâm linh riêng biệt. Nhiều dấu ấn của tiền nhân cũng được ghi nhận, lưu giữ đến ngày nay.
Nằm sâu giữa cánh đồng vùng trong thuộc xã Bình Phú (huyện Châu Phú), dinh Đá Nổi được biết đến là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng. Thuở xưa, ở đây từng ghi dấu cha ông đến khai hoang mở cõi, lập làng, được con cháu đời sau ghi nhớ công ơn.